Hiểu về dinh dưỡng học phân tử

  • 10/10/2020
  • 1410

Hiểu về dinh dưỡng học phân tử

 

Dinh dưỡng học phân tử - Orthomolecular Nutrition được nhà hoá học Linus Pauling người đạt 2 giải Nobel đưa ra vào đầu những năm 1960. “Ortho” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “đúng”, “correct” mô tả ý nghĩa “đúng phân tử, đúng liều lượng”.

 

Dinh dưỡng học phân tử là một khoa học về dinh dưỡng được nghiên cứu ở mức độ phân tử. Mức độ phân tử ở đây không phải là phân tử của các chất dinh dưỡng mà là nghiên cứu mức phân tử ở phía tiếp nhận dinh dưỡng, nghĩa là cơ chế hấp thụ, chuyển hoá dinh dưỡng trong cơ thể chúng ta ở mức độ phân tử. 

 

Phương pháp luận của dinh dưỡng học phân tử 

Dinh dưỡng học phân tử dựa trên những logic cơ bản sau:

 

1, Cơ thể con người có khả năng tự phục hồi

Về bên ngoài, chúng ta dễ dàng nhận ra việc này. 

Bị xước chân, tay, mệt mỏi hoặc thậm chí gãy tay, gãy chân.. khi được bó bột và nghỉ ngơi, chúng ta sẽ dần được phục hồi. Phía bên trong cơ thể cũng có cơ chế như vậy, Cơ thể có khả năng tự nhận biết chỗ nào không hợp lý để sửa chữa nếu cung cấp cho nó đủ “nguyên liệu” 

 

2, Cơ thể được tạo ra và nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng chúng ta ăn hàng ngày

“You are what you eat” là câu nói nổi tiếng được Tiến Sỹ RJ Williams, người tìm ra axit Pantothenic (hay còn gọi là Vitamin B5) đưa ra để nói về tầm quan trọng của dinh dưỡng chúng ta thu nạp hàng ngày. 

Từ lúc bắt đầu có sự sống bên trong bụng mẹ, cơ thể chúng ta được hình thành và phát triển tất cả dựa vào dinh dưỡng. Cơ thể cần dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. 

Đến đây, chúng ta dễ dàng liên tưởng: Khi cái bàn hỏng chúng ta dùng gỗ để sửa, khi tường hỏng, chúng ta dùng gạch, vôi vữa để sửa...vậy khi cơ thể gặp trục trặc tất nhiên là cơ thể sẽ cần dùng dinh dưỡng để sửa. 

Dinh dưỡng là nguyên liệu cho cơ thể thực hiện công việc tự phục hồi. 

 

3, Hầu hết các bệnh đều có nguồn gốc từ việc dinh dưỡng không hợp lý 

Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng trong một thời gian dài gây nên rối loạn chuyển hoá và là nguồn gốc của vô số bệnh mãn tính: tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, tim mạch, ung thư... Nghiên cứu việc hấp thụ và chuyển hoá dinh dưỡng bên trong cơ thể ở cấp độ phân tử giúp chúng ta điều chỉnh được dinh dưỡng “đúng” với cơ thể, qua đó giúp duy trì sức khoẻ tốt. 

 

4, Muốn duy trì sức khoẻ tốt phải đảm bảo môi trường sống tốt cho các tế bào 

Trong cơ thể có khoảng 37 nghìn tỷ tế bào, với 200 loại tế bào khác nhau, đảm bảo những công việc khác nhau trong các cơ quan của cơ thể. Trong cơ thể cũng diễn ra khoảng 4000 phản ứng hoá học, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng đó được máu tuần hoàn khắp nơi trong cơ thể nuôi dưỡng tế bào, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu trong máu có đủ chất dinh dưỡng và được tuần hoàn tốt, tế bào sẽ có được môi trường tốt để hoạt động và sản sinh tế bào mới.

 

5, Dinh dưỡng “đúng” cho mỗi người là hoàn toàn khác nhau

Chuyển hoá chất dinh dưỡng (metabolism) có sự tham gia của nhiều cơ quan, đóng vai trò sản sinh các Enzym, Coenzym, hormon. Hoạt tính của Enzym và sự hoà hợp giữa Enzym và Coenzym làm ra sự khác biệt về chuyển hoá dinh dưỡng của mỗi người. Đôi khi sự khác biệt này nên tới vài chục lần, thậm chí cả trăm lần. 

Một hình ảnh ví dụ là giả sử để tạo ra 1mg Vitamin C từ ăn chanh, có thể một người cần ăn 1 quả chanh nhưng người khác có khi cần ăn vài chục quả, thậm chí cả trăm quả. 

Dinh dưỡng học phân tử giúp tìm hiểu được cơ chế chuyển hoá và giải thích được hiện tượng người này uống supplement thì hiệu quả, người khác thì không. 

 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message