Phòng bệnh thời 4.0 (Phần 2)

  • 03/07/2021
  • 1056

Phòng bệnh có 3 cấp độ. 

 

Cấp độ 1: Phòng để duy trì tình trạng khoẻ mạnh, có một cuộc sống chất lượng cao (QoL)

Cấp độ 2: Phát hiện sớm, điều trị sớm, không để cho bệnh nặng thêm

Cấp độ 3: Phòng không cho bệnh tái phát hoặc nặng thêm sau điều trị

 

TỪ TRƯỚC TỚI NAY 

Sự tiến bộ của y học đã giúp cho con người rất nhiều ở dự phòng cấp độ 2 và 3. 

 

Đơn cử như Nhật Bản, với nền tảng cơ sở hạ tầng y tế tốt, tiến bộ khoa học trong y học thuộc TOP đầu thế giới đã làm rất tốt y tế dự phòng với tiêu chí “phát hiện sớm, điều trị sớm”. Họ có một loạt các chính sách rất tốt về dự phòng, được triển khai toàn quốc:

. Khám sức khoẻ chuyên sâu (人間ドック) cho người trên 35 tuổi 

. Tầm soát các bệnh mãn tính, bệnh do thói quen sinh hoạt cho người trên 40 tuổi

. Chế độ giám sát, hỗ trợ cải thiện sức khoẻ (特定保健指) cho người có chỉ số sức khoẻ ngoài chuẩn.

Những chế độ trên đều được áp dụng bảo hiểm, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ dự phòng. 

Chính những việc đó đã giúp cho Nhật Bản nâng cao tình hình sức khoẻ toàn dân, hướng đến cuộc sống 100 tuổi. 

 

BÂY GIỜ VÀ SAU NÀY

Sự tiến bộ của công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp cho con người tiếp cận được dự phòng cấp 1.

 

Con người sẽ có một bước tiến mới trong việc chăm sóc sức khoẻ vượt hơn mức “phát hiện sớm, điều trị sớm”. Xét cho cùng thì xét nghiệm, tầm soát cũng chỉ giúp ta phát hiện bệnh và xử lý sớm chứ không giúp ta ngăn ngừa bệnh. 

 

Những thông tin và dữ liệu liên quan đến sức khoẻ vô cùng lớn và đa dạng, không chỉ là những chỉ số xét nghiệm còn là những thông tin lối sống, sinh hoạt, tinh thần, cảm xúc... Chỉ riêng thông tin nhịp tim, huyết áp thôi nhưng trải qua thời gian dài cũng sẽ trở thành dữ liệu lớn. 

 

Nhờ có Big Data, Cloud Computing, dữ liệu lớn được lưu trữ dễ dàng. 

Thiết bị IoT giúp chúng ta thu thập được dữ liệu tự động. 

Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp chúng ta khám phá ra những thông tin hữu ích từ kho dữ liệu lưu trữ. 

Blockchain giúp cho dữ liệu được minh bạch, an toàn...

Và còn nhiều công nghệ khác giúp chúng ta quản lý được dữ liệu sức khoẻ của mình, là cơ hội cho chúng ta thay đổi nhận thức, thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng sức khoẻ

 

Điểm mấu chốt của thực hành y học dự phòng cấp 1 cho mỗi cá nhân là trang bị kiến thức sức khoẻ và quản lý được thông tin sức khoẻ bản thân. 

 

Ở Nhật, những tài liệu như dưới đây được công khai trên các trang mạng. Đó là những kiến thức rất cơ bản về sinh lý học con người, giúp chúng ta hiểu sơ lược về cơ chế hoạt động các cơ quan và bộ phận bên trong cơ thể.

https://www.chugai-pharm.co.jp/ptn/medicine/karada/pdf/karada.pdf

Kiến thức cơ bản về sinh lý học và chuyển hoá giúp chúng ta sàng lọc được những thông tin tốt xấu về sức khoẻ, thực hành các biện pháp cải thiện sức khoẻ một cách có logic, khoa học và phối hợp tốt hơn với bác sĩ trong trường hợp phải điều trị bệnh. 

 

Và cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là phải nắm được thông tin sức khoẻ của mình trong lòng bàn tay (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Các thông tin, dữ liệu sức khoẻ bây giờ hoàn toàn có thể quản lý trên một chiếc smartphone. Chỉ với một ứng dụng hồ sơ sức khoẻ cá nhân (PHR - Personal Health Record), chúng ta có thể quản lý đầy đủ thông tin sức khoẻ của mình. 

 

PHR giúp quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân 

 

Một ứng dụng PHR tốt sẽ có các tính năng:

. Quản lý thông tin sử dụng thuốc (lịch sử thuốc, dị ứng, phản ứng phụ..)

. Quản lý thông tin khám bệnh 

. Quản lý thông tin khám sức khoẻ (bao gồm các chỉ số xét nghiệm)

. Quản lý thông tin dinh dưỡng 

. Quản lý thông tin sinh hoạt (vận động, giấc ngủ, stress...)

. Thông tin Gene, thông tin điều dưỡng ...nếu có 

. Từ những thông tin sức khoẻ đó, chúng ta có thể có trợ lý sức khoẻ dựa trên AI

 

Tất cả những điều trên đang giúp cho con người hiện thực hoá y tế dự phòng cấp độ 1, cấp độ cao nhất để duy trì một tình trạng khoẻ mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Và đó chính là y tế dự phòng thời 4.0.

 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message