Cơ chế vận hành đơn thuốc điện tử tại Nhật

  • 26/09/2022
  • 1091

Từ tháng 1 năm 2023, Nhật Bản chính thức áp dụng đơn thuốc điện tử trong hệ thống y tế quốc gia. Bài viết giới thiệu cơ bản về concept và quy tắc vận hành của chính sách này. 

 

I, Tác dụng của đơn thuốc điện tử 

1, Với cơ sở y tế (CSYT) và nhà thuốc

. Phát hành đơn thuốc nhanh chóng, hợp lệ trong trường hợp khám bệnh từ xa 

. Giảm cost vận hành in đơn thuốc

. Tăng tương tác giữa CSYT và nhà thuốc. CSYT sẽ tham khảo được sự khác biệt giữa đơn thuốc bác sỹ kê và đơn thuốc thực sự nhận từ nhà thuốc. Thông qua đó, hiểu được tác dụng tương hỗ giữa các dược lý, biết được thuốc mới…giúp cho việc kê đơn những lần sau.

. Phía nhà thuốc thì giảm nghiệp vụ nhập đơn thuốc, tránh sai sót khi nhập thông tin.

. Kết nối với PHR, sổ tay thuốc. Thông tin uống thuốc được tham chiếu đầy đủ, tập trung bới cả người bệnh lẫn CSYT và nhà thuốc.

 

2, Với người bệnh 

. Có được đơn thuốc sớm trong trường hợp khám online

. Sử dụng đơn thuốc tiện lợi, không sợ rơi, mất.

. Dữ liệu uống thuốc được kết nối với PHR, sổ tay thuốc giúp bệnh nhân quản lý và tham chiếu thông tin tập trung, mọi lúc, mọi nơi. Có thể dùng 1 app duy nhất cho dù mua thuốc ở nhiều nhà thuốc khác nhau.

. Nhanh chóng chia sẻ thông tin lịch sử thuốc cho các nhân viên y tế trong trường hợp gặp nạn, cấp cứu.

 

II, Concept về việc vận hành đơn thuốc điện tử

1, Vận hành thông qua một hệ thống Cloud cung cấp dịch vụ quản lý đơn thuốc điện tử

  • Có thể có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý đơn thuốc. Tùy theo tình hình thực tiễn sẽ chuẩn hoá tương tác sau. 
  • Không sử dụng email, SNS để trao đổi thông tin đơn thuốc

 

2, Sử dụng định danh điện tử của nhân viên y tế (HPKI)

Thông tin định đanh này sẽ cần có trong đơn thuốc điện tử. Định danh để xác định rõ trách nhiệm của bác sĩ và dược sĩ trong vận hành

 

3, Liên kết giữa hệ thống quản lý đơn thuốc và app PHR hoặc sổ tay thuốc 

Liên kết dữ liệu từ hệ thống quản lý đơn thuốc với PHR hay sổ tay thuốc sẽ giúp quản lý thông tin lịch sử thuốc tập trung, không phụ thuộc vào nhà thuốc. Việc này sẽ thay thế cho việc có quá nhiều app sổ tay thuốc đang có trên thị trường. 

 

4, Đảm bảo tính Free Access

Free Access là một chính sách mà người bệnh được tuỳ ý mua thuốc ở bất kỳ một hiệu thuốc nào. Không được có sự chỉ định nhà thuốc bới bác sĩ hay CSYT. 

 

III. Luồng vận hành chung cho đơn thuốc điện tử 

Về cơ bản thuốc điện tử sẽ vận hành theo sơ đồ dưới đây:


 

Sơ đồ mô hình vận hành đơn thuốc điện tử

 

S1, Bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế (CSYT)

 

S2, CSYT phát hành đơn thuốc và xác nhận với bệnh nhân về việc có mong muốn sử dụng đơn thuốc điện tử. 

 

S3, Gửi yêu cầu mã đơn thuốc điện tử (Access Code) lên hệ thống quản lý đơn thuốc

  • Input: Mã CSYT, Mã định danh bệnh nhân 
  • Output: Access Code, Mã định danh bệnh nhân 

Lưu ý: mã định danh bệnh nhân có thể là mã số bảo hiểm y tế hoặc mã căn cước công dân..

 

S4, CSYT Xuất đơn thuốc, đăng ký đơn thuốc lên hệ thống quản lý đơn thuốc 

  • Input: Access Code, Mã CSYT, mã định danh bệnh nhân, thông tin đơn thuốc theo định dạng chuẩn, mã định danh nhân viên y tế HPKI 
  • Output: kết quả đăng ký 

Lưu ý: Khi đăng ký đơn thuốc lên phải đảm bảo đã xác nhận sự đồng ý của bệnh nhân. Chỉ định thời gian đơn thuốc có hiệu lực. Nếu không chỉ định, mặc định sẽ có hạn trong 4 ngày. Thời gian tồn tại của đơn thuốc trên hệ thống ít nhất 1 năm.

 

S5, CSYT cung cấp Access Code cho bệnh nhân

Có thể gửi Access Code thông qua smartphone, SMS, app 

Lưu ý: Lúc này, chưa đồng bộ đơn thuốc với PHR vì vẫn chưa phải là đơn thuốc cuối cùng do nhà thuốc chưa cấp phát thuốc. 

 

S6 , Bệnh nhân đến nhà thuốc bất kỳ và cho xem Access Code + mã định danh bệnh nhân

Nhà thuốc xác nhận đúng bệnh nhân 

 

S7, Nhà thuốc gửi yêu cầu lấy đơn thuốc từ hệ thống quản lý đơn thuốc 

  • Input : Access Code và mã định danh bệnh nhân, mã nhà thuốc
  • Output: nội dung đơn thuốc

 

S8, Nhà thuốc thực hiện lấy thuốc và điều chế thuốc theo đơn cho bệnh nhân

 

S9, Nhà thuốc đưa thuốc cho bệnh nhân và giải thích việc sử dụng thuốc 

 

S10, Nhà thuốc gửi thông tin kết quả điều chế thuốc lên hệ thống quản lý đơn thuốc

  • Input: Access Code, mã định danh bệnh nhân, mã nhà thuốc, mã HPKI của dược sĩ, kết quả điều chế thuốc (cũng là dạng chuẩn 1 đơn thuốc)
  • Output: Kết quả đăng ký kết quả điều chế thuốc 

Lưu ý; Lúc này nếu bệnh nhân có dùng PHR và PHR đó đã nối với hệ thống quản lý đơn thuốc thì có thể truy cập vào để xem đơn thuốc.

CSYT và nhà thuốc cũng hoàn toàn có thể xem thông tin lịch sử thuốc của bệnh nhân qua PHR của bệnh nhân. 

 

S11: CSYT lấy kết quả điều chế thuốc từ hệ thống quản lý đơn thuốc

Có thể lưu lại thông tin này vào hệ thống bệnh án điện tử, tham chiếu cho những lần khám sau.

 

IV Một số điều kiện chuẩn khi vận hành đơn thuốc điện tử 

  • Hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử phải đảm bảo an toàn thông tin theo guideline của cơ quan 3 bộ ban hành (3 bộ 2 guideline về an toàn thông tin y tế trên cloud )
  • Dữ liệu thuốc phải theo chuẩn CDA, HL7 đã được bộ Phúc Lợi và An Sinh Xã Hội ban hành hướng dẫn sử dụng


 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message