OmiCare với bài toán y tế dự phòng
“Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 520.000 ca tử vong do nguyên nhân bệnh tật trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%, như vậy tính trung bình cứ 10 người chết thì có 7 chết bởi bệnh không lây
nhiễm. Đáng báo động hơn là 43% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm lại rơi vào nhóm người dưới 70 tuổi”
(trích nguồn tin từ Bộ Y Tế)
Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến vấn đề y tế dự phòng
Y tế dự phòng là gì và vì sao cần y tế dự phòng?
Mắc bệnh thì phải điều trị.
Chưa mắc bệnh thì phải dự phòng, không để bị bệnh.
Có phải 2 điều trên là hiển nhiên?
Tuy vậy, có vẻ như đại đa số chúng ta chỉ làm vế đầu, còn vế sau chúng ta chưa thực sự chú ý hoặc có chú ý nhưng cũng chưa hiểu cụ thể phải làm gì? Chưa thực sự trang bị kiến thức để thực hành ứng dụng trong cuộc sống.
Khác với y tế điều trị, y tế dự phòng hướng đến việc phòng ngừa mắc bệnh, phòng tái phát bệnh và duy trì sức khoẻ. Theo đó, y tế dự phòng sẽ bao gồm những hành động hướng đến 3 mục tiêu chính sau:
-
1
Ngăn chặn
các bệnh viêm nhiễm -
2
Ngăn chặn tình trạng
bệnh xấu đi hoặc tái phát -
3
Duy trì tình trạng khỏe mạnh, phát hiện rủi ro sớm, ngăn ngừa mắc bệnh
Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu số 3 là cả một quá trình quản lý sức khoẻ kéo dài theo suốt cuộc đời của mỗi người.
Nhu cầu sống lâu và sống khoẻ là nhu cầu tự nhiên của bất kỳ ai.
Có được sức khoẻ, con người mới có được sự tự do để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và y học dự phòng cần được nhận thức đúng vai trò quan trọng của nó trong việc quản lý sức khoẻ của mỗi cá nhân.
Khoẻ mạnh và bệnh tật không phải là
2 trạng thái của một công tắc
Khoẻ mạnh là gì?
Có phải khoẻ mạnh là không bị bệnh?
Đương nhiên, chúng ta đã biết là không phải như vậy.
Không phải đột nhiên mà người ta bị bệnh tiểu đường, không phải chẳng may ăn một miếng gì đó và bị gút, cũng không tự nhiên một ngày nào đó người ta bị mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch hay thậm chí là ung thư...Tất cả, đều trải qua một quá trình mất cân bằng gì đó bên trong cơ thể, kéo dài đến một giới hạn nào đó, vượt quá một ngưỡng nào đó và phát bệnh ra ngoài.
Như vậy không chỉ có ung thư mới có giai đoạn mà bệnh nào cũng có giai đoạn. Phát bệnh chỉ là giai đoạn cuối của một một bệnh. Quá trình phát triển âm ỉ bệnh WHO gọi là trạng thái giả khoẻ mạnh.
Vì sao y tế dự phòng khó đi vào thực tiễn?
Có nhiều lý do nhưng lý do lớn nhất là những hạn chế sau đây:
-
Chế độ bảo hiểm y tế
Chế độ bảo hiểm quy định chỉ chi trả một phần chi phí y tế trong trường hợp đã mắc bệnh và phải điều trị. Còn tất các những hoạt động dự phòng, muốn thực hiện thì mỗi cá nhân phải tự chịu hoàn toàn chi phí.
-
Mệnh lệnh của bác sĩ và không mệnh lệnh
Sự khác biệt căn bản và lớn nhất trong việc thực hiện y học điều trị và y học dự phòng đó là CÓ và KHÔNG CÓ mệnh lệnh bác sĩ. Khi tham gia vào quá trình điều trị, người bệnh nhận chỉ thị của bác sĩ phải làm việc này, việc kia theo phác đồ điều trị. Ngược lại, thực hiện y học dự phòng là hành động tự nguyện, hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ động của mỗi người.
-
Cần kiến thức để nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, cần chủ động hành động và có sự giám sát
Cho dù có ý thức thực hiện chăm sóc sức khoẻ phòng bệnh và cũng có điều kiện chi trả nhưng việc thiếu thông tin tri thức y học dự phòng, không biết cụ thể phải làm những gì để phòng bệnh và duy trì sức khoẻ tốt và có sự giám sát thực hiện liên tục thì cũng là rào cản lớn khiến y học dự phòng chưa thực sự gần gũi với mọi người.
Giải pháp của OmiCare
Mang y tế dự phòng gần gũi hơn, thiết thực hơn với mọi người
-
Cung cấp kiến thức y học dự phòng
Ký hợp đồng bản quyền nội dung với Viện nghiên cứu thông tin y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhật Bản, cung cấp những kiến thức y học dự phòng tin cậy đến với người dân Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư…
Một trong những thành tích đó là trang web http://kienthuctieuduong.vn trở thành trang web chính thống kết hợp với Cục CNTT, Bộ Y Tế cho ra mắt vào tháng 5/2019.
-
Hiểu về tình trạng sức khoẻ cá nhân
Như phân tích ở trên, OmiCare hiểu rằng chỉ có nhìn thấy được tình trạng sức khoẻ của mình, từ những biểu hiện sức khoẻ cho đến những chỉ số xét nghiệm chúng ta mới thay đổi, nâng cao ý thức phòng bệnh và hành động.
Hệ thống Personal Healthcare Platform của OmiCare sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống lưu trữ thông tin sức khoẻ tập trung và được truy cập tiện lợi qua smartphone mọi lúc, mọi nơi:- Thông tin xét nghiệm cận lâm sàng
- Thông tin khám lâm sàng
- Thông tin lịch sử sử dụng thuốc và dị ứng, phản ứng phụ khi sử dụng thuốc
- Thông tin sức khoẻ trong sinh hoạt: vận động, giấc ngủ...
-
Tư vấn giải pháp dự phòng
OmiCare chọn hướng đi “bác sĩ gia đình” để là người bạn đồng hành với từng cá nhân, nắm bắt tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
Từ việc nắm bắt tình trạng sức khoẻ, bác sĩ gia đình Omi sẽ tư vấn được giải pháp nâng cao sức khoẻ, chuyên biệt hoá kế hoạch chăm sóc sức khoẻ với từng cá nhân dựa trên việc nắm bắt tình trạng cơ thể, nếp sinh hoạt, môi trường sống của họ. -
Theo dõi giám sát bằng Telehealth
Theo dõi định kỳ và liên tục là yếu tố quan trọng của thực hành chăm sóc sức khoẻ theo y tế dự phòng. OmiCare mang đến giải pháp Telehealth giúp bác sĩ gia đình Omi và khách hàng tiện lợi hơn và chủ động hơn trong việc giám sát sức khoẻ, tư vấn và theo dõi thực hành y tế dự phòng.
OmiCare thực hiện đồng thời 4 giải pháp trên
trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hướng doanh nghiệp
Theo đó, những doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân sự của OmiCare sẽ được OmiCare áp dụng các giải pháp trên để chăm sóc cho toàn bộ nhân sự với chi phí 0 đồng. (Xem thêm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hướng doanh nghiệp)