Phòng bệnh thời 4.0

  • 06/06/2021
  • 1130

Bài viết này xin được bắt đầu với một vài con số biết nói.

Theo kết quả điều tra dân số mới nhất năm 2019 của Tổng Cục Thống Kê, có một vài số liệu về thực trạng sức khỏe người Việt thế này:

 

. Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73.6 tuổi 

. Phụ nữ Việt tuổi thọ trung bình 76,3 song có đến 11 năm phải sống chung với bệnh tật  

. Nam giới Việt tuổi thọ trung bình 71 thì có 8 năm mắc bệnh

. 60% người cao tuổi Việt Nam có sức khoẻ từ yếu đến rất yếu

. Có khoảng 95% người cao tuổi cần chăm sóc chữa bệnh

. Trung bình 1 người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-6 bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính

. Tỉ lệ tử vong do mắc các bệnh không lây nhiễm là 77%, chủ yếu đến từ các bệnh mãn tính (dữ liệu năm 2016)

 

Đầu năm 2020, một loạt báo lớn dẫn số liệu trên và kết luận “Người Việt sống thọ hơn nhưng lắm bệnh”.

 

Bệnh thì trước hết sẽ gây đau đớn cho chính người mắc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Sau đó sẽ kéo theo hệ luỵ đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, ảnh hưởng gánh nặng chi phí y tế của quốc gia. 

 

Sẽ rất khập khiễng nếu chúng ta so sánh với Nhật Bản nhưng để tham khảo tôi chỉ xin trích dẫn một con số: Tuổi khoẻ mạnh trung bình của người Nhật là 74.2 tuổi với nữ giới và 71.2 tuổi với nam giới. Nghĩa là, về trung bình người Việt đến tuổi về với tổ tiên thì người Nhật vẫn còn sống khoẻ mạnh. 

 

 

Con số này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. 

Có thể có nhiều người cho rằng đất nước của họ giàu đẹp hơn ta, cơ sở hạ tầng y tế của họ tốt hơn ta, ta đành chấp nhận vậy thôi. 

 

Suy nghĩ này liệu có đúng? Đó có phải là tất cả, là cốt lõi của vấn đề để chúng ta phải buông xuôi chờ đất nước giàu đẹp không? 

 

Đối với tôi, câu trả lời là KHÔNG. 

Vấn đề nằm ở nhận thức mỗi người về việc chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân mình, cụ thể là nhận thức về phòng bệnh.

 

Ở Nhật, các cơ sở y tế đều sạch đẹp, nhân viên y tế chăm sóc chu đáo, chế độ bảo hiểm tốt nên dịch vụ y tế được người dân tiếp cận rất chủ động. Nhiều người chỉ hắt hơi, sổ mũi cũng tới bệnh viện, người cao tuổi còn muốn vào viện để được giao tiếp với nhân viên y tế cho đỡ cô đơn. Còn tại Việt Nam, tất nhiên là không ai muốn vào viện. Nhưng càng không muốn vào bệnh viện thì càng phải chăm sóc sức khoẻ tốt, càng phải phòng bệnh tốt.

 

Có 2 vấn đề lớn cần phải thay đổi ở đây. Đó là ý thức về việc phòng bệnh và thường thức về phòng bệnh. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đem lại cho chúng ta những hình thái mới, cách thức mới để chăm sóc sức khoẻ. Các nước kinh tế phát triển Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản đã có những thay đổi mạnh mẽ, ứng dụng CNTT vào việc phòng bệnh, chúng ta không thể xa rời xu thế đó. Ngược lại, chúng ta cần phải tiếp cận sớm, thay đổi tư duy, đón nhận cái mới để thu hẹp khoảng cách với thế giới. 

 

Thay đổi ý thức phòng bệnh

 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Ai cũng biết là như vậy nhưng số liệu cho thấy chưa nhiều người quan tâm đến phòng bệnh cho đến khi bệnh đã phát tác ra ngoài. Vì sao vậy? Phải chăng là do chủ quan hay quan niệm cho rằng việc phòng bệnh là của ai đó, của cơ quan quản lý, của xã hội chứ không phải của cá nhân.

 

Tất nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ đến từ nhiều góc độ: kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường..nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi người về chăm sóc sức khoẻ bản thân. Mỗi người cần trang bị kiến thức sức khoẻ và dành thời gian cho sức khoẻ. 

 

Theo báo cáo của WHO, bệnh không lây nhiễm (Non Communicable Diseases - NCD) gây tử vong cao nhất trên toàn thế giới bao gồm:

. Tìm mạch (bao gồm đột quỵ)

. Ung thư 

. Mãn tính hệ hô hấp 

. Tiểu đường 

 

Các yếu tố rủi ro dẫn đến các bệnh NCD được chia thành 2 nhóm: nhóm không can thiệp được và nhóm can thiệp được thông qua thay đổi hành vi, lối sống. 

 

Nhóm yếu tố rủi ro không can thiệp được:

. Tuổi tác 

. Giới tính 

. Nòi giống, chủng tộc 

. Gia đình (hệ gen)

 

Nhóm yếu tố rủi ro can thiệp được gồm: 

. Tập thể dục 

. Thuốc lá 

. Chất kích thích (VD: rượu, bia)

. Ăn uống thiếu khoa học 

Các yếu tố trên đều được sắp xếp đúng theo độ ưu tiên về yếu tố rủi ro trong  báo cáo của WHO. 

 

Nhìn các yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh NCD, trừ những yếu tố không thể can thiệp, còn lại đều là những yếu tố mà bất cứ ai cũng có thể tự mình sửa đổi. Đó hoàn toàn là những vấn đề lựa chọn của cá nhân. 

 

Sức khoẻ của mình thì phải do chính bản thân mình chăm sóc. “Bác sĩ tốt nhất là chính mình” đúng như tiêu đề của một cuốn sách nổi tiếng về y tế dự phòng được nhiều người Việt yêu thích. 

 

Tuy nhiên, phòng bệnh không phải chỉ là thực hiện một lối sống lành mạnh. Thực hiện tốt lối sống lành mạnh rồi vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh bởi mỗi con người là một cá thể riêng có những đặc trưng sinh học rất riêng biệt. Phòng bệnh hiện đại là chúng ta phải hiểu được tình trạng sức khoẻ của mình. “Hiểu” ở đây là nắm được các chỉ số và xu hướng hoạt động của các bộ phận, các cơ quan chức năng trong cơ thể. Nắm được các chỉ số thiết yếu của cơ thể như nắm thông tin ngày tháng năm sinh của mình và phải theo dõi định kỳ xu hướng biến đổi của chúng. 

...

Xin tiếp tục chủ đề về “phòng bệnh hiện đại” ở bài viết tiếp theo.

 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message