Y tế số (eHealth) và những khó khăn triển khai eHealth tại Nhật Bản
- 10/10/2020
- 1606
eHealth là gì?
eHealth là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. (theo WHO)
eHealth bao gồm nhiều những vấn đề xoay quanh ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết bài toán y tế và chăm sóc sức khoẻ. Một số ví dụ:
- EHR: Hồ sơ sức khoẻ điện tử hỗ trợ chia sẻ dữ liệu bệnh nhân giữa các chuyên gia y tế
- EMR: Hồ sơ y tế điện tử gồm các thông tin y tế như lịch sử bệnh, phác đồ điều trị, quá trình điều trị
- eExamination: gửi request xét nghiệm điện tử và nhận về kết quả
- ePrescribing: đơn thuốc điện tử, sổ tay thuốc điện tử, lịch sử sử dụng thuốc, dị ứng, tác dụng tương hỗ
- TeleHealth: tư vấn sức khoẻ từ xa
- Telemedicine: khám bệnh từ xa
- mHealth: chăm sóc sức khoẻ trên thiết bị mobile
- Health Knowledge Management: hệ thống quản trị tri thức sức khoẻ
- eAmbulance: Tra cứu thông tin sức khoẻ như nhóm máu, lịch sử bệnh, dị ứng thuốc trong trường hợp xử lý gấp
- eHealth Monitoring: Giám sát bệnh từ xa, y tế dự phòng 24/7, cá nhân hoá
- AI Health: dự đoán tình trạng sức khoẻ dựa trên trí tuệ nhân tạo
.v.v…
Nhật Bản không phải là một nước đi đầu trong lĩnh vực eHealth.
Nhật Bản chỉ mới tuyên bố chiến lược quốc gia về eHealth năm 2014.
Một vài thông tin về tình trạng eHealth ở Nhật Bản thể hiện điều đó.
Hạng mục đánh giá |
Tình trạng hiện tại |
Ghi chú |
Hệ thống EMR quốc gia |
Không có |
Cả nước đang có 250 EMRs khác nhau |
Các tiện ích dựa trên EMR |
Có nhưng cục bộ |
Chưa có cổng thông tin bệnh nhân |
Tỉ lệ ứng dụng EMR |
42.5 % (năm 2017) |
~gần 50% tại thời điểm hiện tại |
Đơn thuốc điện tử |
Không có |
Tất cả vẫn đang dùng analog, mới ban hành guide line |
Telemedicine |
Đã có nhưng tỉ lệ ứng dụng thấp chưa tới 10% |
|
Hệ thống thông tin y tế công cộng |
Rất tốt |
|
mHealth |
Có nhưng cục bộ, thông tin không chia sẻ |
|
Mã định danh duy nhất |
Chưa có |
Đang thực hiện với My Number |
Những khó khăn của Nhật Bản khi triển khai eHealth
Tuy có nhiều lợi thế về chính sách, thể chế, công nghệ và tài chính, Nhật Bản cũng gặp những khó khăn lớn trong việc triển khai eHealth (nếu không có sóng thần 2011 thì eHealth cũng chưa được quan tâm lớn.)
1, Các hệ thống đóng và có cấu trúc phức tạp, không thể kết nối với nhau được
- Có tới 250 EHR khác nhau được sử dụng với cấu trúc riêng biệt
- CSDL cũng đóng và không kết nối với bên ngoài do lo ngại vấn đề về bảo mật thông tin
2, Thiếu hướng dẫn về đảm bảo an toàn dữ liệu online nhưng lại thừa các luật khắt khe bảo vệ thông tin sức khoẻ người dân
Các cơ sở y tế không dám kết nối internet ra ngoài đối với dữ liệu y tế.
Không dễ để thuyết phục thay đổi do lo ngại phá sản từ hình phạt của cơ quan quản lý
3, Hệ thống EHR của Nhật là hệ thống dựa trên financial do cơ chế tính tiền bảo hiểm, thuế phức tạp bên trong
Không dễ dàng để xây dựng lại một hệ thống EMR Cloud dựa trên data người bệnh
Cấu trúc dữ liệu được xây dựa trên cơ chế tính tiền nên cũng khó tạo ra những cầu nối kết hợp các EMR sẵn có
4, Rất khó triển khai các dịch vụ PHR do chi phí y tế của Nhật quá rẻ. Người dân không thấy có lý do gì để mất thêm tiền cho những dịch vụ khác -> Phải tính toán kỹ Incentive cho các bên. (Dự án ứng dụng chăm sóc sưc khoẻ cá nhân bước đầu không thấy khả quan)
5, Chưa có ID duy nhất định danh cho mỗi cá nhân (Độ phổ cập mã định danh MyNumber mới đạt 15% tính đến giữa năm 2020)