Vì sao ở Việt Nam vẫn chưa có quản lý lịch sử sử dụng thuốc

  • 17/10/2020
  • 906

Tôi tham gia phát triển hệ thống lịch sử thuốc của Nhật Bản lần đầu tiên cách đây 5 năm. 

 

Khoảng những năm 2014-2015, lúc đó việc phổ cập hệ thống lịch sử thuốc điện tử của Nhật Bản đã là 40% và tỉ lệ phổ cập hệ thống y bạ điện tử là 20%. 

 

Ban đầu khi nghe đến hệ thống lịch sử thuốc, tôi đã từng nghĩ nó đơn giản chỉ là lưu lại lịch sử các đơn thuốc mua của người bệnh, không có gì phức tạp. Nhưng càng đi sâu vào thiết kế chi tiết, tôi mới vỡ dần ra ý nghĩa tuyệt vời của nó dành cho dược sĩ và bệnh nhân. 

 

Lịch sử thuốc là gì?

Là những ghi chép lại về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ đối với bệnh nhân. 

 

Ở Nhật, việc ghi chép này trước hết là phục vụ cho việc thanh toán tiền thuốc với bên bảo hiểm. Thuốc và viện phí ở Nhật đều đã được áp dụng bảo hiểm toàn diện. Người bệnh chỉ phải chi trả một phần tiền thuốc. 

Nhưng sau đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, một loạt guideline về quy cách lưu thông tin lịch sử thuốc được đưa ra và update liên tục qua thời gian. 

 

Giao diện trang sổ tay thuốc trên ứng dụng của OmiCare

 Theo dõi lịch sử uống thuốc, báo dị ứng, phản ứng phụ, cài đặt nhắc uống thuốc...

 

Dưới đây là những thông tin mà một hệ thống lịch sử thuốc quản lý  

 

  • Thông tin về bệnh nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, số bảo hiểm, địa chỉ ...)
  • Thông tin về đơn thuốc (cơ sở y tế cấp, ngày cấp ...)
  • Thông tin về thể chất người bệnh (lịch sử bị tác dụng phụ, bị dị ứng dược lý)
  • Thông tin môi trường sống của bệnh nhân ( đặc trưng công việc? làm đêm? môi trường? )
  • Thông tin về bệnh và lịch sử bệnh của bệnh nhân 
  • Thông tin về thuốc đang uống cùng tại thời điểm hiện tại (thuốc bệnh, supplement, thực phẩm chức năng..)
  • Thông tin mong muốn sử dụng thuốc generic thay thế 
  • Thông tin tình trạng uống thuốc của bệnh nhân (tình trạng để lại thừa thuốc, quên uống thuốc, uống sai liều.. )
  • Sự biến đổi cơ thể trong quá trình dùng thuốc 
  • Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc (viết theo format SOAP mà các bác sĩ, dược sĩ đều biết)
  • Thông tin dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc
  • Thông tin tình trạng sử dụng sổ tay thuốc 
  • Thông tin những chú ý về quản lý dược tính đối với bệnh nhân khi sử dụng thuốc liên tục, kéo dài
  • Thông tin lịch sử thuốc đã uống trong quá khứ

 

Trong những mục thông tin trên, dược sĩ cần nói chuyện với bệnh nhân để tìm hiểu và ghi lại. 

Chính vì vậy, khi vào nhà thuốc của Nhật lần đầu tiên, bạn chắc chắn sẽ nhận được một tờ khai có bao gồm những mục trên. Đây chính là cách để dược sĩ lấy một phần thông tin và lưu vào lịch sử thuốc. 

 

Hệ thống lịch sử thuốc số

 

Trước khi có hệ thống lịch sử thuốc số thì toàn bộ ghi chép này sẽ phải thực hiện viết tay trên giấy và nộp lên bảo hiểm. Nhờ có hệ thống lịch sử số mà khối lượng lớn công việc giấy tờ của dược sĩ được giải phóng và tối ưu hoá được tác dụng của thông tin lịch sử thuốc, tăng tính an toàn cho bệnh nhân. 

 

Ví dụ về một màn hình hệ thống lịch sử do Ominext phát triển. 

Nhờ có thông tin lịch sử thuốc nên có thể so sánh và giải thích thay đổi thuốc cho bệnh nhân 

 

Dược sĩ có thể truy cập thông tin nhanh vào bệnh nhân, nắm bắt nhanh thông tin về tình hình sử dụng thuốc, thể chất của người bệnh để có những chỉ dẫn cần thiết. Tác dụng phụ, dị ứng, tác dụng tương hỗ giữa các loại thuốc uống được quản lý, giảm thiểu khả năng tai nạn khi sử dụng thuốc. 

 

Thông thường những tai nạn này thường không có biểu hiện ra ngoài nhưng có thể ảnh hưởng bên trong cơ thể như thuốc mất tác dụng, phát sinh dược độc tính..

 

Ngoài ra, còn nhiều lợi ích của hệ thống lịch sử thuốc số so với lịch sử thuốc ghi chép tay ở việc quản lý, lưu trữ hay chia sẻ giữa nhiều nhà thuốc trong cùng chuỗi. 

 

Vì sao ở Việt Nam vẫn chưa có lịch sử thuốc đúng nghĩa?

 

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ở nước ta vẫn chưa có quy định về những ghi chép chi tiết về thông tin thuốc và hướng dẫn uống thuốc cho bệnh nhân như ở trên. 

 

Một phần tôi nghĩ là do hệ thống bán lẻ thuốc của chúng ta vẫn chưa có chế tài. Cụ thể ở đây là chế tài theo chế độ bảo hiểm, chủ yếu người dân vẫn trả 100% cho tiền thuốc mình mua. Còn nhà thuốc ở Nhật nếu không ghi lại thông tin thì không lấy được tiền từ bảo hiểm, nhà thuốc sẽ bị thiệt hại lớn về tài chính. 

 

Nhưng nếu xét về ý nghĩa an toàn cho bệnh nhân thì tôi nghĩ chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc:

  • Phải chăng người Việt thì không bị phản ứng phụ, không bị dị ứng thuốc? không bị phản ứng tương hỗ giữa các dược liệu? 
  • Phải chăng người Việt không có chuyện tư vấn đổi thuốc so với đơn? tư vấn này dựa trên thông tin gì? đã đủ thông tin an toàn để chỉ dẫn người bệnh chưa?
  • Phải chăng việc uống đúng thuốc? đúng thời điểm, đúng liều là trách nhiệm hoàn toàn của người bệnh? dược sĩ không cần thêm một hành động quan tâm, chăm sóc nào đến người bệnh? 

 

Trong y tế và dược, thông tin điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị. 

 

Những thông tin này chúng ta đã bỏ bẵng quá nhiều rồi. 

 

Dưới thời đại chuyển đổi số, chúng ta nên cùng nhau nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thông tin y tế. Từ đó, biến thành hành động, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu,  sử dụng dữ liệu để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. 

 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message