Tại sao phải kiểm tra tình trạng stress

  • 11/10/2020
  • 1915

Trong 2-3 năm trở lại đây, tập đoàn Ominext, công ty mẹ của OmiCare đã phát triển nhiều hệ thống Stress Check (kiểm tra độ stress) cho các doanh nghiệp Nhật Bản. 

 

Không phải gần đây người Nhật mới để ý vấn đề stress bởi lẽ đất nước này vẫn nổi tiếng với việc nhiều người làm việc kiệt sức đến chết (karoshi) và số lượng người tự tử luôn thuộc TOP cao nhất thế giới. 

 

 

Những năm 2009, 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh thế thế giới, số người tự tử ở Nhật đã đạt peak, lên đến hơn 30 nghìn người / năm 

 

Theo điều tra của một tập đoàn bảo hiểm của Nhật Bản thì có đến gần 80% stress là đến từ môi trường làm việc bao gồm nhiều vấn đề như quan hệ với cấp trên, quan hệ đồng nghiệp, nội dung và khối lượng công việc…

 

Từ năm 2017, Bộ Lao động Nhật đã mạnh tay hơn với vấn đề sử dụng lao động, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ: 

. Giới hạn số giờ làm thêm 

. Xử lý triệt đề lạm dùng chức quyền (power harassment)

. Có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ nhân sự trong chiến lược kinh doanh (健康経営) 

. Và quan trọng hơn cả là PHẢI thực hiện kiểm tra stress định kỳ nhân viên

 

Vì sao phải kiểm tra stress định kỳ?

 

Nhật Bản là một quốc gia phát triển. 

Nếu ai đã từng đến đây “du lịch” sẽ thấy đây là một môi trường sống tuyệt vời. 

Môi trường sống trong lành, xã hội an ninh, tiện nghi cuộc sống vô cùng tốt, hệ thống giải trí phong phú, thức ăn ngon, bổ dưỡng, đầy đủ những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nổi tiếng thế giới, hệ thống y tế hiện đại bậc nhất …có thể nói là thiên đường cuộc sống. 

 

NHƯNG…

 

Nhật Bản lại là quốc gia có số người bị mắc bệnh mãn tính thuộc hàng cao trên thế giới. 

 

Đơn cử như tỉ lệ ung thư ở Nhật Bản, mỗi năm có gần 1 triệu ca mắc mới, xếp hạng 43 trên thế giới. WHO xếp Nhật Bản vào nhóm TOP 1 (50 nước có tỉ lệ mắc ung thư trên 100 nghìn dân cao nhất).

Nhân tiện so sánh với Việt Nam, chúng ta mỗi năm có khoảng 200 nghìn ca mắc mới ung thư, đứng thứ 78 trên thế giới và xếp ở nhóm TOP 2.

 

Một ví dụ khác là tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. 

Nhật Bản cũng có tỉ lệ mắc rất cao chiếm 9.3% dân số. Nếu tính cả những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường sẽ thành 12.1% (số liệu năm 2017)

Tỉ lệ này ở nước ta cùng năm là 5.5% dân số cho bệnh nhân mắc tiều đường và 7.5% cho tỉ lệ những người nguy cơ cao với tiểu đường. 

 

Những bệnh mãn tính do chuyển hoá khác như huyết áp, tim mạch, sơ vữa động mạch, tai biến ...cũng tương tự. Nhật Bản đang phải đối mặt với tỉ lệ người mắc bệnh do thói quen sinh hoạt càng ngày càng cao.

 

Có gì nghịch lý ở một môi trường sống lý tưởng như vậy với tỉ lệ mắc bệnh mãn tính ở Nhật?

 

Câu trả lời là không có gì nghịch lý vì Stress là căn nguyên đứng đầu trong các nguyên nhân gây bệnh.

 

Khi bị stress, tuyến yên, tuyến thượng thận sẽ tiết ra các hormone Cortisol, norepinephrine và adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng lượng đường trong máu để giúp cơ thể tăng tuần hoá máu và sản sinh năng lượng chống lại tình trạng stress.

 

Tuy nhiên, nếu tình trạng Stress kéo dài thì chính những hormon này sẽ gây ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá trong cơ thể và làm giảm khả năng miễn dịch, lâu ngày gây ra các bệnh mãn tính. 

 

Kiểm tra tình trạng Stress bằng công nghệ

 

Stress gây ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến nội tiết và hệ thần kinh giao cảm nên sẽ có cả biểu hiện ra bên ngoài và bên trong cơ thể. 

 

Xét nghiệm máu và hormone tất nhiên sẽ khẳng định được tình trạng stress. 

Tuy nhiên, có những phương pháp khác cũng có thể xác định được tình trạng này. 

 

Chẳng hạn như có doanh nghiệp đã phát triển một app trên điện thoại thông mình đánh giá tình trạng stress. Chỉ cần người dùng đặt ngón tay lên camera điện thoại đằng sau máy trong một khoảng thời gian nhất định, app sẽ tính toán và trả về trạng thái Stress hiện tại. 

 

Hay như một ứng dụng phát triển bởi Ominext, chỉ cần bật app và nhìn vào màn hình trong vòng 15-20 giây, app cũng sẽ trả về kết quả tình trạng Stress hiện tại. Ở dự án đó, tôi đã sang Isarel để nhận chuyển giao công nghệ rồi ứng dụng để phát triển app cho doanh nghiệp Nhật. 

 

Nhưng đơn giản hơn cả vẫn là phương pháp trả lời câu hỏi theo dạng survey. 

Người dùng chỉ cần trả lời một số câu hỏi cho trước là hệ thống đã có những thuật toán tính toán để trả về kết quả tình trạng Stress. 

 

 

Giao diện kiểm tra stress bằng bộ câu hỏi của Bộ Lao Động An Sinh Xã Hội Nhật Bản

Phương pháp này đơn giản và khẳng định tính chính xác cao. Bộ Lao Động của Nhật Bản đã chính thức sử dụng phương pháp này và hướng dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện kiểm tra định kỳ cho nhân viên. 

 

OmiCare cũng sắp ra mắt chức năng kiểm tra stress này trên app OmiCare - sức khoẻ toàn diện vào giữa tháng 11/2020 với giao diện tiếng Việt. Hi vọng, người Việt cũng thử theo dõi tình trạng stress của mình và có những biện pháp ngăn chặn tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.


 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message