Góc nhìn người Nhật về OmiPharma

  • 13/01/2021
  • 1222

Cuối năm ngoái, tôi đột nhiên nhận được liên lạc của một phóng viên của một tờ báo uy tín bậc nhất về ngành dược của Nhật mong muốn phỏng vấn về nhà thuốc chuẩn Nhật - OmiPharma mà OmiCare đang xây dựng ở Việt Nam.

 

Vì chưa bao giờ được lên báo Nhật, lại là một tờ báo uy tín, tôi rất bất ngờ và khá dè dặt. Để chắc chắn, tôi đã hỏi về mục đích và nói rõ về việc mình chưa có ý định quảng cáo hay marketing gì ở Nhật.  

 

Trong suốt hơn 2 tiếng nói chuyện, người phóng viên rất khéo léo khơi các câu chuyện và gần như tôi không có một tí cảm giác nào về việc mình đang được phỏng vấn. 

 

 

Họ nói họ quan tâm và muốn phỏng vấn về OmiPharma là vì OmiPharma đang triển khai mô hình Dược Sĩ Gia Đình (かかりつけ薬剤師) của Nhật Bản dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, giống như những gì đang diễn ra tại Nhật.

 

Nhật Bản ban bố chính sách và các văn bản luật hướng dẫn triển khai Dược Sĩ Gia Đình từ năm 2016. Hầu như tất cả các chuỗi nhà thuốc lớn đều đã triển khai đồng loạt. Năm 2019, theo thống kê của Bộ Lao Động, An Sinh Nhật Bản, tỉ lệ phổ cập hệ thống sổ tay thuốc điện tử đã lên đến 48.1%, Ở Nhật, Dược Sĩ Gia Đình là một dịch vụ có tính phí. Nghĩa là, một bệnh nhân nào đó muốn có một dược sĩ của riêng mình phải đăng ký và phải trả tiền hàng tháng. Điều này cho thấy, cho dù là một dịch vụ có phí nhưng nếu thực sự hữu dụng, thực sự đem lại lợi ích thì vẫn có nhiều người dùng. 

 

Khảo sát hiệu quả của chính sách Dược Sĩ Gia Đình tại Nhật dựa trên ứng dụng "Sổ Tay Thuốc"

Cũng theo khảo sát của Bộ này thì Dược Sĩ Gia Đình với nền tảng công nghệ là ứng dụng “Sổ Tay Thuốc” được đánh giá cao nhất ở những điểm sau đây: (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp số điểm được đánh giá hiệu quả từ phía dược sĩ nhà thuốc)

 

  • Giúp nâng cao đáng kể mối quan hệ thân thiết giữa người mua thuốc và dược sĩ, tạo niềm tin khi mua thuốc (98%)
  • Giúp dược sĩ follow up được tình hình uống thuốc và tình hình biến chuyển sau uống thuốc của bệnh nhân (97.1%)
  • Ngăn chặn việc cấp trùng thuốc do biết được thuốc đang uống và lượng còn lại (94.7%)
  • Ngăn chặn được tác dụng tương hỗ không mong muốn giữa các loại thuốc (82.1%)
  • Biết được lượng thuốc còn lại của bệnh nhân, bệnh nhân hay quên uống thuốc lúc nào (50.2%)
  • Biết được lần cấp thuốc này khác lần trước như thế nào để có những hướng dẫn đúng (34.9%)

 

Với Việt Nam, họ muốn biết dựa vào đâu mà OmiPharma nghĩ rằng mô hình Dược Sĩ Gia Đình sẽ triển khai được ở Việt Nam và thực tế triển khai đang diễn ra như thế nào? Một cách rất khiêm tốn, họ nói xem có thể học hỏi gì khi triển khai ngoài Nhật Bản. 

 

Câu trả lời ngay lúc đó và không mang tính business nhất của tôi là “thấy đó là một mô hình hay, có lợi cho người dân thì chúng tôi làm thôi”. Và tất nhiên là câu trả lời đó, không được đưa vào bài báo.

 

Nhưng đó là một sự thật.

 

Lĩnh vực chăm sóc người dùng mảng bán lẻ thuốc ở Việt Nam và Nhật khác nhau nhiều điểm. Khái niệm về sổ tay thuốc cá nhân chỉ dừng lại ở ý nghĩa tra cứu thuốc chứ chưa phải là y bạ thuốc của mỗi người. Ý thức sử dụng công nghệ để trợ giúp uống thuốc an toàn đúng thuốc, đùng liều, đúng thời điểm chưa được cao và chắc chắn chưa sẵn sàng trả tiền cho một dịch vụ Dược Sĩ Gia Đình... 

 

Là một người làm công nghệ thông tin phục vụ y tế, tôi rất muốn kiểm chứng xem “Sổ tay thuốc” giúp được gì cho việc bán thuốc ở cửa hàng? Có đúng những hiệu quả đã được chứng minh ở Nhật kia còn đúng khi về Việt Nam hay không?

 

Sự khác biệt lớn nhất của Dược Sĩ Gia Đình ở Nhật và Việt Nam đó là ở Việt Nam, tôi cung cấp dịch vụ này miễn phí, user không phải trả bất kỳ một phí nào khi tương tác với dược sĩ đại học của OmiPharma.

 

Và kết quả sau gần 1 năm thử nghiệm dịch vụ:

  • Đã có hàng triệu tương tác tư vấn giữa dược sĩ Omi với người dùng cả nước và kể cả ở nước ngoài. 
  • Số lượng app download và web page view liên tục tăng. Việc vào website liên lạc với dược sĩ dần trở thành thường thức mới với nhiều người.

 

Nếu so sánh với những hiệu quả mà Dược Sĩ Gia Đình ở Nhật đã đạt được thì ở Việt Nam sẽ còn cần thêm thời gian nữa để educate user sử dụng “Sổ tay thuốc” nhưng riêng phần cải thiện quan hệ thân thiết giữa dược sĩ với người dùng đã được kiểm chứng thành công. 

 

Dược sĩ Omi vẫn đang ngày ngày trả lời mọi câu hỏi chuyên môn từ các người dùng gần xa gửi về, trả lời một cách chính xác, chuyên nghiệp và nhanh chóng, thời gian thực. OmiPharma sẽ tiếp tục, cần mẫn như một con ong xây dựng hình ảnh một nhà thuốc chuẩn Nhật, đem lại những dịch vụ chất lượng cao cho người dân Việt Nam.

 

Sau khi bài báo lên sóng, cộng đồng dược của Nhật tỏ ra rất quan tâm, tương tác bài và liên lạc với Omi tại Nhật.

Bạn phóng viên hẹn khi nào dịch Covid hết, bạn mong muốn được sang trong một dịp OmiPharma khai trương cửa hàng mới, bạn hi vọng được nghe thêm về những thành quả của mô hình Dược Sĩ Gia Đình của OmiPharma. 

 

Chúng tôi cũng rất hi vọng điều đó. 

 

Trần Quốc Dũng

 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message