Chuyển đổi số trong bệnh viện

  • 05/12/2020
  • 1596

Techfest năm nay 2020, tôi chọn chủ đề cho bài trình bày là về  Chuyển Đổi Số Trong Bệnh Viện. Trọng tâm của bài trình bày lần này không nói đến những câu chuyện bay bổng như ứng dụng AI, IoT, Robotics...mà chú trọng hơn những vấn đề “chạm đất”, thiết thực nhất với thực trạng y tế số ở nước ta. 

 

Nói gì thì nói, chuyển đổi số trong y tế thì phải bắt đầu từ cơ sở y tế. Đó là bệnh viện, là phòng khám, là trạm y tế, là trung tâm sức khoẻ, trung tâm xét nghiệm, là nhà thuốc ...thay đổi hoạt động, vận hành, mô hình business của các cơ sở đó và quan trọng hơn là thay đổi thói quen làm việc hàng ngày của các nhân viên y tế. 

 

Bao giờ một tổ chức mà toàn bộ bộ máy vận hành trong đó hoạt động dựa trên dữ liệu, quản lý dựa trên dữ liệu, ra quyết định dựa trên dữ liệu, mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu, gắn kết khách hàng dựa trên dữ liệu.. một cách hiệu quả thì khi đó, tổ chức đã chuyển đổi số thành công. 

 

Chuyển đổi số thường có 3 cấp độ. 

. cấp độ 1: Digitization - số hoá các đối tượng quản lý 

. cấp độ 2: Digitalization - thay đổi mô hình tổ chức, mô hình hoạt động, vận hành dựa trên dữ liệu số hoá 

. cấp độ 3: Transformation - chuyển đổi sang mô hình business dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số tăng giá trị cho khách hàng 

 

Như vậy, điểm xuất phát ban đầu là số hoá các đối tượng quản lý. 

 

Trong một bệnh viện lớn sẽ có rất nhiều các bộ phận vận hành. Mỗi bộ phận quản lý một mảng công việc riêng nhưng có tính liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác. Người vận hành bệnh viện cần chỉ ra được “nỗi đau” của bệnh viện mình là gì? nằm ở bộ phận nào? cái gì cần số hoá để quản lý tốt hơn?

 

Tìm ra nỗi đau lớn nhất trong vận hành bệnh viện hiện tại, kết hợp với chiến lược kinh doanh của bệnh viện để tìm ra lộ trình chuyển đổi số

 

Trong những “nỗi đau” ấy, nỗi đau nào là gấp rút, là cần thiết, có độ ưu tiên cao phải giải quyết. Cần phải lập ra lộ trình chuyển đổi số từng bước dựa trên chiến lược kinh doanh của bệnh viện. 

VD:  Giả sử nếu bệnh viện, phòng khám muốn trở thành đơn vị đầu ngành, nổi tiếng về khám, chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường thì nên tập trung vào chuyển đổi số mảng tiểu đường, lưu lại lịch sử khám, các chỉ số, giám sát các thay đổi, tăng tương tác gắn kết với user, áp dụng công nghệ số tăng giá trị khám và chăm sóc như dự báo rủi ro, lời khuyên, comment đúng thời điểm 

Nếu bệnh viện tập trung vào trải nghiệm người dùng thì tập trung vào chuyển đổi số trong hoạt động đón tiếp, hướng dẫn bệnh nhân khi khám, nhận kết quả, chăm sóc sau khám ...theo một vòng khép kín trải nghiệm đi khám bệnh.

 

 

Chuyển đổi số trong bệnh viện là một vấn đề phức tạp và cần có tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng. Chuyển đổi số không phải đơn giản chỉ là mua sắm một phần mềm, một hệ thống thông tin cho bệnh viện. 

Gần 10 năm đi giúp các công ty Maker Nhật Bản triển khai hệ thống cho bệnh viện, tôi đã chứng kiến nhiều những thất bại. 

 

Thất bại ở đây không nằm ở yếu tố công nghệ, thất bại nằm ở chỗ con người. 

 

Chủ yếu ở việc thiếu tính toán cẩn thận về ảnh hưởng của chuyển đổi số đến hoạt động bên trong của nhân viên y tế Employee Experience (EX), trải nghiệm của khách hàng Customer Experience (CX) và đặc biệt là tư duy chiến lược, chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo bệnh viện. 

 

Dưới đây là một framework tôi nghĩ cần phải có khi thực hiện chuyển đổi số cho bệnh viện hay phòng khám dựa trên kinh nghiệm bản thân. 

 

 

Hi vọng câu chuyện chuyển đổi số trong y tế của Việt Nam sẽ khởi sắc và trước hết là khởi sắc trong phạm vi chuyển đổi số trong bệnh viện, phòng khám.

 

Techfest 2020

Trần Quốc Dũng












 

BÀI VIẾT KHÁC

×
message.popup-show.message